Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Yêu trẻ nên biết ( phần I )

Trẻ em là mầm non của nhân loại, là lớp người kế tục, của tương lai, nên công tác bảo vệ giáo dục cho trẻ cần được coi trọng, để bồi đắp cho chúng có đủ những yếu tố của thế hệ tương lai, và thân thể cường tráng, trí tuệ rồi dào, đạo đức phẩm cách cao, đó là chách nhiệm vinh quang của những người thầy thuốc, người mẹ, người bảo mấu.

Đối với việc bảo vệ và giáo dục trẻ em trung y đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm, đã quán triệt tư tưởng phòng bệnh trong y học là ( chữa khi chưa bệnh ). Những hiểu biết về phương diện này các sách vở bàn về nhi khoa của các thời đại đều coi trọng, đối với việc bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Về ăn uống dinh dưỡng của em trẻ thì sữa người là thích hợp nhất, nhưng phương pháp cho bú cần phái thích hợp với nhu cầu thực tế, đói quá, no quá, đều ảnh hưởng tới sức khủe của trẻ em.

Trẻ em vừa lọt lòng mẹ, trước hết dùng bông đã sát trùng lau sạch hết chất bẩn trong miệng. Tiếp đó, dùng cam thảo sắc đặc, cho trẻ mút, đồng thời cứ vài giờ là cho uồng một ít nước lọc âm ấm, khoảng 10 giờ sau mới cho bú, thời gian cho trẻ bú thường ban ngày 3-4 giờ một lần, ban đêm 6-8 giờ một lần, mỗi lần cho bú khoảng 15 đến 20 phút nên căn cứ vào tuổi của trẻ lớn hay nhỏ và tình hình cụ thể mà quyết định, để tránh tình trạng no quá, đói quá, no quá thì trớ sữa ra, nặng thì tổn thương đến đường ruột mà sinh ra tích trệ, đói quá thì khóc mãi không nín, lâu ngày anh hưởng tới dinh dưỡng, trở ngại cho sự phát trển của trẻ,

Người vú nuôi cần được chú ý về mặt ăn uống dinh dưỡng và thân thể khủe mạnh, cổ nhân nói ( mẹ ăn đồ nóng thì sữa nóng, mẹ ăn đồ lạnh thì sữa lạnh, mẹ bị bệnh thì con cũng bệnh, mẹ khủe thì con khủe) điều ấy nói rõ tình hình sức khủe của bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ đang còn bú. Đồng thời người vú nuôi cũng nên chú ý tu dưỡng tính tình, vì thất tình quá độ cũng ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa, sách bảo hoạt tất yếu nói: trẻ mới sinh nên bảo người vú nuôi giữ gìn cẩn thận về thất tình lục dâm, kiêng ăn đồ xào rán ngọt béo thì sữa mới tốt, trẻ mới không sinh bệnh, nếu không thì âm dương mất thăng bằng, khí huyết xông bốc lên, sữa bị hư hỏng tất nhiên sinh ra mọi bệnh tật.

Về cách cho bú, trước tiên nên dùng nước lọc âm ấm, rửa đầu núm vú cho sạch mà nặn bỏ thứ sữa ngưng tụ ở đầu vú ra rồi mới cho trẻ bú, vì thứ sữa ngưng tụ ấy tương đói khó tiêu hóa, như sách thiên kim yếu phưng nói, mùa hè không nặn sữa nóng đi sẽ làm trẻ nôn mửa, mùa đông không nặn sữa lạnh đi sẽ làm cho trẻ ho và kiết lỵ. nếu trẻ nằm bú nên cho trẻ gối tay nên người vú nuôi để vú và đầu trẻ ngang nhau rồi sẽ cho bú thì trẻ không bị nghẽn sặc. lúc mẹ muốn ngủ thì đừng cho bú nữa vì sợ bú lấp miệng mũi lại không biết trừng no đói, cho bú khi ngủ đặc biệt chú ý không để cho vú vít lấp miệng mũi trẻ lại để đề phòng nghẹn thở.

Trẻ được trên dưới 6 thàng, ngoài việc cho bú ra, còn có thế dần dần cho ăn thêm các đồ ăn khác như cháo loãng, bột gạo hay mì v.v… trên dưới một năm thì nên cai sữa, nếu kéo dài thời gian cho bú mà không cho ăn các đồ ăn khác như gạo, mì, v.v… thì tỳ vị sẽ trở nên hư yếu, trung khí không mạnh, nếu người vú nuôi có thai thì nên cai sữa, sách Cổ kim y tông nói: mẹ có thai mà cho con bú, sẽ làm cho con gầy vàng đi.

Hết phần một

Bùa yêu

Bùa yêu ( Thế giới bùa ngải )

Tôi viết nên đây để bạn đọc tìm hiểu chứ không giới thiệu cách làm để các bạn hại con nhà lành.

Bài thứ nhất: làm bằng quả.

Mắc phung vần phắn, mắc mặn vần ăn, xa ngoằn vần phá, ná nặm vần dài, lục tao khấu sớ ớ, mà típ pi xì ná tá pi ná là hầm vúc tó na pi ná, cấp cấp như luật lệnh

Bài thứ hai: làm bằng khăn mặt.

ứng năng dầm nang cười, cách sông tìm lội, cách suối tìm đến, xa yêu khách mến, cấp cấp như luật lệnh.

Bài thứ ba:

Uống nước ánh nước, trong duyên mong hội hợp, mặt ai đến mùa xuân ta xẽ hợp, cấp cấp như luật lệnh.

Bài thứ tư: Làm bằng sợi tóc.

Lấy sợi tóc xỏ vào hạt thóc buộc cheo trong mùng, khi lấy chân theo bước chân, mồm thở nhổ.

Còn tiếp mời các bạn quay lại sau

feet

feet asian

nalameili

Chuyện đền bù giải phóng mặt bằng để nâng cấp tỉnh lộ 296 ở xã Đại Thành

Mặc dù chưa có một văn bản nào của UBND tỉnh Bắc Giang liên quan đến việc đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 296, nhưng UBND huyện Hiệp Hòa vẫn chỉ đạo UBND các xã có địa giới hành chính nằm trên trục đường tỉnh lộ 296 phải giải phóng mặt bằng (GPMB) với lý do nhằm lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông (HLATGT) mà không hề đền bù, hỗ trợ bất cứ tài sản nào trên đất cho các hộ dân.

Hộ nhà bà Chín đã có “sổ đỏ” những vẫn nằm trong danh sách của UBND xã Đại Thành là không được đền bù!

Quyền lợi của người dân không được xem xét

Theo đơn phản ánh của các hộ dân tại ngã tư Đại Thành thì hầu hết các hộ gia đình đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các cơ quan Nhà nước và sinh sống ổn định trước năm 1993. Khi nhận quyền sử dụng đất, mỗi hộ được trừ 2,5m từ tim đường để làm hành lang, con đường khi đó chỉ rộng khoảng hơn 2m. Đến năm 1997-1998, Nhà nước đầu tư xây dựng cầu Vát và tỉnh lộ 296 đã trừ hành lang 5,7m tính từ tim đường đồng nghĩa với việc lấy vào đất của các hộ dân 3,2m nhưng không bồi thường, mặc dù người dân đã gửi đơn kiến nghị đến UBND huyện Hiệp Hòa và UBND xã Đại Thành nhưng không được giải quyết.

Đến tháng 4-2011, UBND huyện Hiệp Hòa lại ra thông báo đến các hộ dân yêu cầu giải tỏa hành lang 9,0m tính từ tim đường và không đền bù bất cứ cái gì liên quan đến đất đai cũng như tài sản trên đất, vì UBND huyện cho rằng đất của các hộ dân nằm trên hành lang đất lưu không và nếu các hộ dân không tự tháo dỡ thì sẽ tổ chức cưỡng chế sau ngày 30-4-2011.

Theo tìm hiểu của chúng tôi những diện tích đất mà các hộ dân tại ngã tư Đại Thành đang sử dụng đều được chuyển nhượng quyền sử dụng từ cơ quan quản lý Nhà nước và mỗi năm đều làm nghĩa vụ thuế. Có những hộ đã được cấp “sổ đỏ” có diện tích đúng với diện tích đất mà hộ này đang sử dụng. Cụ thể hộ nhà bà Nguyễn Thị Chín được cấp “sổ đỏ” số 825460 tờ bản đồ 4 số thửa 0 với diện tích 213m2 do ông Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quốc Trình ký ngày 28-11-2001 đúng với diện tích đất mà hiện nay hộ bà Chín đang sử dụng. Mặc dù diện tích đất đã được cấp “sổ đỏ” nhưng hộ bà Chín vẫn nằm trong danh sách thông báo của UBND xã Đại Thành là không được đền bù về đất cũng như tài sản trên đất? Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây tại sao khi chưa có Quyết định đầu tư việc nâng cấp tỉnh lộ 296 của UBND tỉnh Bắc Giang mà UBND huyện Hiệp Hòa và UBND xã Đại Thành lại “vội vàng” ra thông báo yêu cầu người dân gấp rút tháo dỡ nhà cửa, cây cối hoa màu mà không hề xem xét đến quyền lợi chính đáng của người dân gây hoang mang cũng như nảy sinh đơn thư khiếu kiện.

Không đền bù vì “sổ đỏ” có vấn đề?

Chiều ngày 29-4-2011, ông Trần Văn Đông - Chủ tịch UBND xã Đại Thành, ông Ngô Quang Huệ - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thành và ông Ngô Văn Điển, cán bộ phòng giao thông thủy lợi huyện Hiệp Hòa cho biết: “Hiện nay UBND xã mới chỉ tổ chức tuyên truyền đến các hộ dân về việc giải tỏa HLATGT chứ chưa có kế hoạch lấy đất của các hộ vì chưa có Quyết định đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 296 của UBND tỉnh Bắc Giang cũng như Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Hiệp Hòa”, khi được hỏi tại sao mới chỉ tuyên truyền mà UBND xã đã ra thông báo đến các hộ dân và yêu cầu tháo dỡ nhà cửa, cây cối hoa màu trước ngày 30-4-2011, nếu không sau 30-4-2011 sẽ tổ chức cưỡng chế thì được hai vị lãnh đạo xã này cho biết: “Thông báo thì như vậy nhưng để cưỡng chế được thì còn lâu lắm và phải xin ý kiến của UBND huyện, UBND xã chúng tôi chỉ ra thông báo như vậy thôi” (!?).

Riêng đối với việc vì sao các hộ dân đều không được hỗ trợ cũng như đền bù khi giải tỏa HLATGT thì được ông Điển cho biết: “Do các hộ này đều có diện tích đất nằm trên HLATGT, còn những hộ nào có diện tích đất đang sử dụng đúng với diện tích trong “sổ đỏ” chẳng qua là “sổ đỏ” đó có vấn đề vì trong “sổ đỏ” không ghi ngày tháng cấp”? Nhưng ông Điển vẫn không khẳng định những “sổ đỏ” đấy là giả? Tại sao “sổ đỏ” của người dân do UBND huyện Hiệp Hòa cấp và trực tiếp UBND xã phát cho các hộ mà ông Điển lại “phán” “sổ đỏ” có vấn đề?

Để tìm hiểu kỹ hơn về những “sổ đỏ” mà ông Điển cho là có vấn đề, chúng tôi đã trực tiếp xem xét và so sánh “sổ đỏ” khoảng hơn 10 hộ thì quả thật hiện nay các hộ dân tại ngã tư Đại Thành vẫn tồn tại hai loại “sổ đỏ”, một loại thì có ghi rõ đầy đủ ngày tháng cấp, còn một loại thì không có ngày tháng (loại này chính là loại mà ông Điển cho là có vấn đề), tuy có sự khác nhau như vậy nhưng theo người dân tại đây cho biết: “Sổ đỏ” này đều do UBND xã Đại Thành phát cho chúng tôi, vẫn thường dùng nó để giao dịch cũng như chuyển nhượng và đều được UBND xã Đại Thành xác nhận, giờ lại bảo “sổ đỏ” của chúng tôi có vấn đề nghĩa là sao?

Để giải quyết được những thắc mắc, kiến nghị của người dân, đồng thời kiểm tra và xác minh lại những “sổ đỏ” đang được lưu hành trên địa bàn xã Đại Thành là thật hay giả, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ, tránh để thiệt thòi cho người dân!

H.Vượng - N.Đông- Báo Pháp luật và Xã hội