Sâm có nhiều loại nhưng có tiếng là Sâm ở Cát -Lâm và Giã -Sơn.
Sách Nhân sâm khảo của ông Đường bỉnh Quân nói, xem Sâm cốt chọn thứ có đủ 4 chất này là Sâm tốt. Sắc quang nhuận, mình chòn, nhiều thịt, chất nhuyễn.
Hình thế cây Nhân sâm. 3,4 tháng thì mọc mầm, mỗi đốt mọc một lá, hình như thu-hải-đường, 6,7 tháng thì nở hoa trắng như hoa hẹ, 8 tháng thì có quả bằng hạt đậu nhỏ, chíu chít như liên hoàn, lúc mới thì sắc đỏ, lâu thì biến ra sắc vàng. Nhân sâm lúc mới mọc thì một cành, 4,5 năm thì 2 cành, 10 năm 3 cành, lâu lâu mọc 4 cành, mỗi cành 5 lá, ngọn chỉ thẳng lên trời, cây nào cao thì vài thước, thấp thì một thước.
có cái lạ là cây cỏ khác thì mọc thành khóm, thành bụi, gặp gió thì lay động, duy có Nhân sâm thì mọc một mình, gặp gió không lay động , thực là cỏ tiên.
chủng loại: Sâm có 3 giống.
1, Sơn sâm. tự nhiên mọc ở rừng núi, chất rất tốt, giá rất cao.
2, Di sâm. lấy sâm mọc còn non ở núi về trồng ở vườn, phẩm giá hạng trung.
3, Dưỡng sâm. lấy hạt sâm ươm thành cây rồi đem trồng, tục gọi là ương tử sâm thứ này không được tốt, phần nhiều sâm bán ở thị trường đều là Dưỡng sâm cả.
ngoài 3 loại ấy còn có: cao ly sâm, triều tiên sâm, phật quốc sâm, bách tế sâm, và nhật bản sâm.
Ông lý xuân Chi, có dậy cách xem hình sắc và tính chất mà phân biệt tốt, sấu, thực, giả: Nhân sâm thực và tốt thì da sâm nõn như bông, ruột sâm đặc mà dắn, trên đầu con sâm sơ và râu, có hạt kêt như hạt châu, mỗi năm một hạt, sơ dài đến 2, 3 tấc, cứ đếm hạt châu thì biết sâm lâu đã mấy năm, vằn sâm ngang nhỏ mà nhuyễn. Còn sâm trồng thì da thô, tuy có vằn, nhưng người ta lấy chỉ ngũ sắc cuốn thân sâm làm ra vằn, trên đầu sơ không bao giờ có hạt châu, vì người làm giả tuy có tinh sảo đến đâu cũng không tài nào làm được hạt châu, dù được cũng không tiếp vào sơ được.
Tính chất: Nhâm sâm rừng núi tính ôn hoà, tinh lực đủ, vì nó hấp không khí trong sạch của trời và hút chất anh linh của đất, vị ngọt mà hơi đắng, có hương thơm, uống rồi vẫn có mùi thơm ở cổ, còn sâm trồng có vị ngọt mà không thấy đắng và thơm.
cách chế: Không nên để Sâm ra nơi nắng, gió, nếu dùng sống thì cho vào mồm ngậm nhấm nhỏ mà nuốt nước.
Năng lực: Trị tâm tạng suy yếu, ăn không tiêu, bổ nguyên khí, thêm tinh thần, sinh tân dịch. những bệnh nguyên khí sắp thoát, hay khỏi bệnh muốn cho lại sức nên uống nhân sâm.
Nhân sâm vào vị giúp sức cho vị chóng tiêu hoá, khi sâm đi đến tiểu tràng thì thu hút vào trong huyết, xúc tiến cho huyết mạch chạy mạnh, giúp cho sinh nhiều huyết cầu, làm cho tinh thần phấn khởi, sức vóc mạnh mẽ.
Phàm những chứng phế lao, thần kinh suy nhược, âm nuy, di tinh, thiếu máu, bịnh tử cung đều nên dùng.
nhất là chứng dức đầu, choáng váng dùng sâm rất thần hiệu, có thể gọi nhân sâm là vị thuốc cường tráng.
Chủ trị: Bổ ngũ tạng, yên tinh thần, định hồn phách, khỏi kinh hãi, trừ tà khí, sáng mắt, khai tâm, ích trí. uống lâu nhẹ mình tăng thọ, lại chữa được chứng đau ruột, dạ dầy, hoắc loàn, thổ nghịch, nó còn có tác dụng chỉ khát, thông huyết mạch.
Ông Thanh-bán-Cầu-Trân, người nhật bản nói: Cổ lai chứ cho sâm là một vị thuốc chữa bách bệnh, hễ thấy bệnh gì nguy cấp là cho uống sâm, không xét đến chứng thuộc hư hay thực, biểu hay lý, đến nỗi có khi hại người, phải hiểu rằng, sâm không phải là vị thuốc chữa đủ các bệnh.
Kiêng kỵ: Ho ra đờm, chảy máu cam, lao sái, nội nhiệt, nóng sốt, nhức sương, âm hư hoả động, chẩn đậu mới mọc, thương hàn mới phát, tà nhiệt đương mạnh. Những chứng này uống sâm rất nguy.