Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Bệnh ỉa chảy

giới thiệu sơ lược bệnh ỉa chảy

Bệnh ỉa chảy cũng là một loại bệnh thường thấy ở trẻ em, nhất là từ đầu mùa hè đến giữa mùa thu càng thấy nhiều hơn, do ỉa chảy mà có thể làm suy dinh dưỡng, trở ngại sự phát dục, thậm trí tạo thành hậu quả nghiêm trọng hơn, tuổi càng nhỏ thì ảnh hưởng càng lớn.

Bệnh này rất quan hệ với khí hậu thời tiết, bốn mùa cảm mạo có thể làm cho sự vận hoá của tỳ vị mất bình thường mà sinh ra ỉa chảy, về mùa hè nắng nực càng nhiều hơn. Nắng nực phần nhiều kiêm có thấp khí càng làm cho cơ năng tiêu hoá bị ảnh hưởng mà không làm chòn nhiệm vụ thăng thanh giáng trọc, phát ra chứng ỉa chảy dữ dội, có kèm theo nôn mửa và trớ sữa, tiểu tiện ngắn đỏ. Nói trung ỉa chảy không nguy cấp lắm là đi ngoài lỏng ỉa mà lợn cợn, lầy nhầy, ngày đi vài lần, mùi hôi chua, có lúc đau bụng, mình hơi nóng, hoặc kiêm có nôn lợm, nhác ăn, phiền khát, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng chơn mạch huyền, hoạt.

Chứng ỉa chảy do thương thực ( ăn uống sinh ra ). Thường là bụng đầy trướng, có lúc đau nhức, đau thì muốn đi ngoài, đi ngoài được thì bớt đau, ngày có thể đi ngoài hơn 10 lần, mùi chua khẳm thối, ợ hơi luôn, không muốn ăn, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt mà trầm thực.

Do tỳ hư sinh ỉa chảy, thường là tinh thần mỏi mệt, chân tay rũ rời, sắc mặt héo vàng hoặc xanh xao, không muốn ăn, đi ngoài ra nước trong mà ít,, sức tống ra yếu, thậm chí đi ngoài ra nguyên thức ăn, nước tiểu như nước vo gạo, ngày đi nhiều lần, rêu lưỡi trắng chơn, mạch nhu hoãn vô lực, chỉ tay đỏ nhạt hơi xanh. ỉa chảy đã lâu, ngày một gầy mòn, thậm chí nằm ngủ để lộ tròng mắt, thỉnh thoảng giật mình, tạo thành ác chứng của tỳ hư kinh tả.

Về cách chữa bệnh ỉa chảy, ngoài việc căn cứ vào bệnh mới hay đã lâu và hàn nhiệt, hư thực ra còn cần phải xét đến nguyên nhân bệnh khác nhau mà biện chứng luận trị. Cảm nắng thì nên thanh giải, ăn uống tích trệ thì nên tiêu đạo, tỳ thận hư thì nên ôn tỳ cố thận. trong hư có thực thì nên bổ hư, không thể thuần dùng thuốc cam ôn. Trong thực có hư thì dùng phép thanh nhiệt không thể dùng thuốc đắng lạnh. Bệnh mới mắc chỉ có thực tà không nên dùng thuốc cố sáp quá sớm để chánh lưu tà lại ở trong. Tỳ thận vốn hư yếu, thì dùng thuốc thấm nhạt, phân lợi không nên quá nhiều để tránh tân dịch khô hết phần dương bị hãm xuống. đó là nguyên tắc chữa bệnh ỉa chảy.

Do nóng nực như bệnh mới phát có biểu chứng có thể dùng tứ vị hương nhu ẩm, mùa nắng cảm phải khí thấp trệ sinh ỉa chảy có thể dùng hoắc hương chính khí tán. Do ăn uống có thể dùng bảo hoà hoàn, hoặc dùng chỉ truật đạo trệ hoàn. Do tỳ hư lấy kiện tỳ ích vị làm chủ nên dùng hương xa lục quân tử thang.

Phụ phương

1. Tứ vị hương nhu ẩm: Hương nhu 7 phân, biển đậu 5 đồng, hậu phác 8 phân, hoàng liên 1 đồng.

2. Hoắc hương chính khí tán: Hoắc hương 1đồng, hậu phác 8 phân, cam thảo 6 phân, trần bì 3 phân, bạch chỉ 8 phân, bán hạ 1 đồng, tô diệp 6 phân, cát cánh 1 đồng, đại phúc bì 1 đồng, phục linh 3 đồng, bạch truật 1 đồng.

3. Bảo hoà hoàn: Sơn tra 20 gam, Bạch linh 10gam, Thần khúc 10g, Liên kiều 4g, Bán hạ 10g, Trần bì 5g, La bạc tử 5g, hoàng liên 5 gam

4. Chỉ truật đạo trệ hoàn: Chỉ thực 5 đồng, phục linh 3 đồng, hoàng liên 3 đồng, đại hoàng 3 đồng, bạch truật 3 đồng, hoàng cầm 3 đồng, trạch tả 2 đồng, thần khúc 5 đồng.

Hương sa lục quân tử thang. Nhân sâm 1 đồng, bạch truâth 2 đồng, trần bì 8 phân, mộc hương 7 phân, sinh khương 1 lát, bán hạ 1 đồng, phục linh 2 đồng, cam thảo 7 phân, sa nhân 8 phân, đại táo 2 quả.

Lương y: Ngô Chí Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét