Trụ quốc thượng giai, Phúc đẳng thần
Lăng tẩm không xây, thông reo mãi
Nấm mộ đơn sơ rữa cõi trần
Trí, Dũng song toàn phò non nước
Trung, Hiếu đôi đường vẹn chữ NHÂN
Ngàn năm tên tuổi ghi bia đá
Văn Miếu lưu truyền đến vạn xuân
Lăng tẩm không xây, thông reo mãi
Nấm mộ đơn sơ rữa cõi trần
Trí, Dũng song toàn phò non nước
Trung, Hiếu đôi đường vẹn chữ NHÂN
Ngàn năm tên tuổi ghi bia đá
Văn Miếu lưu truyền đến vạn xuân
Đình làng Vân Xuyên thờ thành Hoàng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương Dương Tự Minh, và thờ Phúc Đẳng Thần, Trụ Quốc Thượng Giai, Binh Bộ Thượng Thư, Nhi Quận Công Trịnh Ngô Dụng. Dưới đây là( lý lịch trích ngang ) về nguồn gốc, thân thế, học hành và sự nghiệp của cụ Quận Công Trịnh Ngô Dụng trong gia phả họ Ngô gốc Bùi , Vân Xuyên( nguyên văn gia phả bằng tiếng Hán được hai cụ là Ngô Văn Ngôn và Ngô Văn Đán - hậu duệ đời thứ 10 dịch ra quốc ngữ)
Cụ Trịnh Ngô Dụng tên khai sinh là Ngô Dụng, tự là Điển Trai, hiệu là Quế Hiên, sinh 1684 mất 1746, hưởng thọ 62 tuổi, vì có công lao to lớn với đất nước, dẹp loạn an dân, được chúa thượng ban cho họ Trịnh, nên tên cụ từ Ngô Dụng trở thành Trịnh Ngô Dụng.
Cụ Ngô Dụng sinh ra tại làng Vân Trùy, tổng Hoàng Vân, Hiệp Hòa xứ Kinh Bắc (nay là làng Vân Xuyên - xã Hoàng Vân - Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang). Trong một gia đình bề thế, gia giáo, gốc họ Bùi trâm anh thế phiệt (dòng họ Bùi từ tổng Ốc - Lý Nhân Hà Nam di cư lên Đường Thôn, Ân Thi, Hưng Yên. Rồi từ Ân Thi Hưng Yên lên Vân Truỳ - Hiệp Hoà, Kinh Bắc đã ngót 400 năm )
Cụ Ngô Dụng là con trai cụ Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Bộ Hộ Hữu Thị Lang, Diên Trạch Bá Ngô Tướng Công, tên huý là Khuyến, tự là Tuần Nho, hiệu là Tuệ Chính. Cụ Ngô Dụng là cháu nội của cụ Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Hàn Lâm Viện, Trụ Thượng Quốc, thừa chi cơ trạch bá Ngô Tướng Công , tên huý là Hữu, tự là Minh Độ, hiệu là Phúc Khanh (Đây là cụ tổ đời thứ nhất của họ Ngô. Khi ở Hưng Yên cụ mang họ Bùi – Bùi Phúc Hữu, lên Vân Truỳ - Hiêp Hoà đổi họ Ngô – Ngô Văn Hữu )
Cụ Ngô Dụng khi mới sinh ra tướng mạo khôi ngô tuấn tú, mắt trong và sáng, hai tai dày và to, đằng sau phía vai phải có một nốt ruồi đỏ chót.
Thủa nhỏ cụ Dụng được phụ thân dạy chữ nho tại gia. lớn lên cụ được gửi theo học cụ tiến sỹ họ Trịnh, tên Trọng Liêm ở Đại Mão, Siêu Loại, Thuận Thành.
Năm 12 tuổi, cụ Dụng đi thi tứ trường, các quan trường chê cụ nhỏ tuổi không cho thi. cụ trở về quê nhà dùi mài kinh sử để đợi ngày (cá chép vượt vũ môn)
Năm 15 tuổi, cụ thi tứ trường và thi hương, đỗ tam trường.
Năm 19 tuổi. cụ thi hương, đỗ tứ trường.
Năm 29 tuổi, cụ thi xuân thí ( thi hội ), đỗ tam trường.
Năm 36 tuổi, cụ thi Lai Bộ đỗ thứ ba, bổ làm quan nho học, huấn đạo Phủ Thăng Hoa.
Năm 37 tuổi, cụ thi Xuân thí ( thi hội ), đỗ tứ trường.
Cùng năm ấy cụ thi đình, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân. Đó chính là khoa thi năm Tân sửu (1721), niên hiệu Bảo Thái, năm thứ 2, đời Vua Lê Dụ Tông. Khoa thi này cả nước có hơn 3.000 sỹ tử lều chõng, ống quyển dự thi.
Nhà vua lấy đỗ 25 người.
Sau khi đỗ tiến sỹ, cụ Dụng được bổ làm quan Công Lang Binh Khoa cấp sự trung.
Năm 40 tuổi, cụ làm quan giám sát ngự sử đạo Thái Nguyên.
Năm 44 tuổi, cụ làm quan Đốc Đồng sứ Hải Dương
Năm 46 tuổi, cụ làm quan Mậu Lâm Lang, Đông Các Hiệu Thư, cùng năm ấy làm quan Thanh Hình Hiếu sứ, tự hiệu sát sứ Sơn Nam.
Năm 48 tuổi, cụ làm quan Hiến Cung Đại Phu, đông các học sỹ, tư thận thiếu doãn trung liệt
Năm 50 tuổi, cụ làm quan tư thận thiếu doãn, Hàn Lâm Viện. Cùng năm ấy làm quan phủ doãn phủ phụng thiên (tức chi phủ kinh thành thăng long)
Năm 52 tuổi, cụ làm quan Hoàng Tín Đại Phu, Ngự Sử Đài. Cùng năm ấy làm quan Trung Đại Phu, Ngự Sử Đài, Phó Đô Ngự Sử.
Năm 54 tuổi, cụ làm quan Trung Chính Đại Phu, Hàn Lâm Viện.
Năm 56 tuổi, cụ làm quan thừa chánh sứ xứ Thanh Hoá. Cùng năm ấy làm Thượng Tướng Quân thống lĩnh binh mã đi dẹp loạn hạt Lang Giang, xứ Kinh Bắc.
Năm 58 tuổi, cụ làm quan Gia Hành Đại Phu, Công Bộ Tả Thị Lang, Chính Khanh Trung Ban, cùng năm ấy cụ được phong chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Nhập Thị Nội Bộ, Tòng Hình Bộ Tả Thị Lang, Hành Ngự Sử Đài, Phó Đô Ngự Sử, Đức Quốc Thượng Giai.
Năm 59 tuổi, cụ làm quan trấn thủ xứ Thanh Hoá – Thang mộc ấp của nhà Lê - dẹp loạn cướp biển và cướp núi đang hoành hành.
Năm 61 tuổi, cụ được phong chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Nhất Thị Lang, Hành Tham Tụng, Trụ Quốc Thượng Giai, Lai Bộ Tả Thị Lang, Tước Nhi Đình Hầu.
Năm 62 tuổi, vào khoa thi hội tháng 3 năm Bính Dần ( 1746 ), cụ làm quan chánh chủ khảo khoa thi này.
Tháng tư năm ấy cụ làm chánh sứ đi sang nhà Thanh - Trung Quốc.
Tháng 5 năm ấy, cụ bị mắc bệnh hiểm nghèo trên đường đi sứ, phải chở về quê nhà
(Vân Truỳ, Hoàng Vân, Hiệp Hoà) dưỡng bệnh.
Nhà vua cử quan ngự y của triều đình về thuốc thang chăm sóc cụ đến giây phút cuối cùng .
Vào giờ mão ngày mồng 3 tháng 7 năm Bính Dần, cụ Ngô Dụng qua đời tại quê nhà – nơi chôn rau cắt rốn của cụ đúng 62 năm về trước.
Nghe tin cụ dụng sắp mất, triều đình vô cung thương tiếc, Nhà vua xuống chỉ bãi chầu 3 ngày, và gửi về gia đình cụ 500 lạng bạc, 10 tấm gấm hoa vàng để vào việc tang. Vào giờ dần mồng 3 tháng 7 năm Bính Dần (1746) cụ Dụng hấp hối. cụ dặn dò con cháu phải chôn cụ ở đồi Lang Thông - Vạn Thạch - Hoàng Vân, không được xây lăng mộ, số tiền vua Lê, chúa Trịnh ban cho (500 lạng bạc) dùng để làm đường cho nhân dân đi…. giờ mão cụ tắt thở…
Bỗng từ trên trời cao, một tiếng hạc kêu vang làm lạnh buốt cả một vùng quê xa ngái, nặng trĩu nỗi tiếc thương…
250 năm sau con cháu họ Ngô đã xây lại mộ cụ đàng hoàng, to đẹp hơn. cụ an giấc ngàn thu tại đồi Lang Thông, quanh năm lá thông reo vi vút. Bài vị ( phúc đẳng thần ) của cụ được thờ tại đình làng Vân Xuyên, cũng quanh năm nghi ngút hương khói./.
người đăng bài
Ngô Chí Công (hậu duệ đời thứ 10 dòng họ ngô )